CÔNG TY DU HỌC VIỆT STAR
Trụ sở chính: 205/37 Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điên thoại: 090.116.1868- Mr Khiet / 0982.288.539 - Ms Hoa
Zalo: 0333.990.286
Email: hoapham.vietstar@gmail.com /contact@duhocvietstar.edu.vn
Website: www.duhocvietstar.edu.vn
Liên hệ ngay
Du học ở ĐỨC là trào lưu ở VIỆT NAM trong thời gian qua và dĩ nhiên nếu bạn muốn đến ĐỨC sống một cuộc sống mơ ước thì bạn không thể không tìm hiểu văn hoá của đất nước này
Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, ở nền giáo dục Úc, sinh viên quốc tế sẽ không dành nhiều thời gian để nghe giảng. Cụ thể, tổng số giờ thính giảng trung bình của sinh viên toàn thời gian chỉ dừng ở con số 12 tiếng một tuần. Điều này không có nghĩa là sinh viên Úc nhàn rỗi hơn sinh viên các nước mà chỉ đơn giản là xứ sở chuột túi đặc biệt chú trọng yếu tố tự học. Với tư cách là du học sinh Úc, bạn được kì vọng dành thời gian ngoài giờ học để tự đọc các tài liệu liên quan, khám phá các chủ đề và ý tưởng mới nhằm áp dụng vào bài tập nhóm hay các hoạt động thảo luận, thuyết trình.
Trên thực tế, không chỉ riêng tư duy phản biện mà cả tinh thần đổi mới và năng lực sáng tạo cũng được khuyến khích trong tất cả môn học - từ nông nghiệp đến công nghệ. Chính vì thế các trường đại học và cao đẳng Úc rất coi trọng tư duy nguyên bản của sinh viên – khi ý kiến và suy nghĩ của họ không bị rập khuôn hoặc chịu sự tác động bởi người khác. Sẽ là không đủ để gây ấn tượng với giáo viên nếu bạn chỉ dừng ở mức đi học đầy đủ và học thuộc bài. Thay vào đó, sinh viên được khuyến khích tích cực tham gia vào các cuộc tranh luận phản biện trên lớp, đưa ra ý kiến của mình và đấu tranh cho quan điểm cá nhân, kể cả khi ý kiến của bạn khác với trợ giảng hoặc giáo sư đứng lớp. Đây là mục đích chính của các buổi thảo luận nhóm và hội thảo. Nếu không hiểu một chủ đề hoặc ý tưởng được đưa ra trên lớp, bạn nên đặt câu hỏi hoặc yêu cầu được giải thích.
Tự do tranh luận và phản biện có thể xem là sự khác biệt vô cùng rõ nét khi so sánh nền giáo dục Úc với hệ thống giáo dục châu Á, trong đó có Việt Nam. Vì lý do đó, ý nghĩ tham dự một phiên tranh luận phản biện trên lớp có thể hơi đáng sợ vào giai đoạn đầu. Tuy nhiên, bạn nên nhớ, không gian lớp học được thiết kế nhằm giúp người học có thể thỏa thích bày tỏ sự hoài nghi, thách thức ý tưởng của bản thân và người khác. Do đó, đừng bỏ lỡ cơ hội để tiếp thu và phát triển!
Sinh viên quốc tế học tập tại Úc hẳn sẽ ngạc nhiên trước mức độ “kém” trang trọng trong văn hoá lớp học tại đây. Chẳng hạn, việc gọi giáo viên bằng tiên riêng được coi là bình thường ở Úc nhưng lại là biểu hiện thiếu tôn trọng ở vài quốc gia khác. Tại sao lại như vậy?
Theo thuyết chiều văn hóa, các quốc gia được sắp xếp trên thang đo khoảng cách quyền lực (power distance). Ở nền văn hoá có khoảng cách quyền lực lớn, thẩm quyền của những người có vị trí cao, chẳng hạn như giáo viên, được chấp nhận bởi những người có vai vế thấp hơn, trong trường hợp này là sinh viên. Trong khi đó ở một nền văn hóa có khoảng cách quyền lực thấp, các cá nhân sẵn sàng đặt câu hỏi về thẩm quyền, chưa kể họ cũng chính là người tham gia vào quá trình ra quyết định. Bạn có thể tìm hiểu thang đo khoảng cách quyền lực các quốc gia để hiểu rõ hơn về khái niệm này.
Quay trở lại mối quan hệ giữa giảng viên và người học, Úc là một nền văn hóa có khoảng cách quyền lực thấp. Trong lớp học, bạn hoàn toàn có thể xưng hô với giáo viên bằng tên riêng, đồng thời thoải mái bày tỏ quan điểm của mình với thầy cô, trợ giảng và bạn bè cùng lớp. Tương tự, nếu bạn gặp vấn đề với chất lượng giáo dục nhận được, đừng ngại bày tỏ những đánh giá của mình với các bộ phận liên quan của trường, hoặc cùng bạn bè góp ý xây dựng với giảng viên.
#4. Nhiều bài tập, ít thi cử
Có phần tương đồng với nền giáo dục Mỹ, phần lớn điểm số của sinh viên Úc dựa trên kết quả các bài luận và thuyết trình, thay vì kết quả thi cuối kì. Nhiều sinh viên quốc tế cho biết họ thích cách sắp xếp này nhơn - bởi bài tập là thức đo kết quả của cả một quá trình thay vì thể hiện mọi cố gắng của kì học vài tháng trong một bài kiểm tra kéo dài 2 giờ đồng hồ.
Sự sắp xếp này cũng có nghĩa là bạn sẽ phải rèn luyện thật tốt kỹ năng quản lý thời gian để đảm bảo một lượng bài tập khổng lồ với hạn nộp chồng chéo. Các hình thức đánh giá và chấm điểm rất đa dạng, nhưng phổ biến nhất với giáo viên Úc cho đến nay là viết luận. Do đó, Hotcourses Vietnam dám chắc rằng bạn sẽ trở thành một chuyên gia viết luận sau khi kết thúc những tháng ngày du học Úc.
#5. Kỹ năng không thể thiếu: làm việc nhóm!
Các trường đại học Úc coi khả năng làm việc nhóm tốt là một kỹ năng cần thiết để tốt nghiệp và phát triển sau này. Bất kể bạn học ngành gì, tại một thời điểm nào đó, bạn sẽ phải nếm trải “cơn ác mộng” mang tên bài tập nhóm. Ngay cả những sinh viên bản xứ vốn đã biết trước việc này cũng cảm thấy hình thức làm việc nhóm quả là một thách thức. Với bài tập nhóm, điểm số của bạn không chỉ dựa trên kết quả công việc của cá nhân, mà còn phụ thuộc vào các thành viên trong nhóm. Nhóm hoạt động tốt phụ thuộc vào cách bạn giao tiếp và lên kế hoạch để đạt mục tiêu chung. Có rất nhiều thứ xảy ra khiến nhóm đi chệnh hướng, nhưng đừng lo lắng bởi quá trình này ắt hẳn sẽ mang lại cho bạn ít nhiều cơ hội để rèn luyện kỹ năng mềm.
Tại Úc, điểm cũng được cho dựa trên các chữ cái giống Mỹ, thay vì thang điểm 10 như ở Việt Nam. Tuy vậy tỉ lệ quy đổi điểm sang số và ý nghĩa của những chữ cái này không hoàn toàn giống với nền giáo dục Mỹ. Chẳng hạn HD và D lần lượt là viết tắt của High Distinction và Distinction. Đây cũng là 2 mức điểm cao nhất bạn có thể nhận được tại Úc. Cr là viết tắt của Credit, P tương ứng với Pass còn F – mức thấp nhất là Fail.